Dòng chảy thượng nguồn sông Mekong thiếu hụt, mực nước
thấp nhất trong 90 năm qua khiến mặn xâm nhập mặn chưa từng thấy trong lịch sử,
hàng trăm nghìn người thiếu nước ngọt.
Sáng 7/3, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng làm việc với lãnh đạo và ngành nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
về công tác phòng, chống xâm nhập mặn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo hội nghị phòng, chống xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Việt Tường. |
Báo cáo của Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho thấy,
từ cuối năm 2014, El Nino đã ảnh hưởng đến Việt Nam, làm cho nền nhiệt tăng cao,
thiếu hụt lượng mưa. Đây được cho là nguyên nhân gây ra hạn hán, xâm nhập mặn,
gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống
nhân dân.
Các khu vực ảnh hưởng nặng nhất là đồng bằng sông Cửu
Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Theo dự báo, El Nino tiếp tục ảnh
hưởng và kéo dài đến giữa năm 2016, trở thành El Nino dài nhất tại Việt
Nam.
"Trong thời gian còn lại của mùa khô, ở đồng bằng sông
Cửu Long có nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm, từ 0,5-1,5 độ C, cao nhất
đạt 33-37 độ C. Mùa mưa đến muộn, lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều
năm từ 30-60%, dòng chảy hệ thống sông thiếu hụt từ 30-50%", ông Cao Đức Phát
nói.
Mặn
xuất hiện sớm chưa từng thấy trong lịch sử
Theo Bộ NN&PTNT, mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc
sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong
vòng 90 năm qua. Từ đó, xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm so với cùng kỳ nhiều năm
gần 2 tháng và được cho là chưa từng thấy trong lịch sử quan trắc xâm nhập
mặn.
Bộ trưởng Cao Đức Phát báo cáo về tình hình xâm nhập mặn. Ảnh: Việt Tường. |
Đến ngày 6/3, khu vực sông Vàm Cỏ có độ mặn lớn nhất từ
8,1-20,3 g/l, cao hơn từ 5,9-6,2 g/l so với trung bình nhiều năm. Phạm vi xâm
nhập mặn vào đất liền của độ mặn 4 g/l lớn nhất từ 90-93 km, sâu hơn trung bình
nhiều năm từ 10-15 km.
Tại khu vực các cửa sông Tiền, sông Hậu và ven Biển Tây
(trên sông Cái Lớn), độ mặn lớn nhất lần lượt là 14,6-31,5 g/l, 16,5-20,5 g/l và
11-23,8 g/l. Độ mặn này được cho là cao hơn so với lớn nhất cùng kỳ trong lịch
sử từ 2,1-6,4 g/l. Các khu vực này, độ mặn 4 g/l đã lấn sâu vào các sông từ
45-65 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 5-25 km.
Đến thời điểm này, 11 tỉnh ở miền Tây bị ảnh hưởng xâm
nhập mặn. Trong đó, 9 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang bị ảnh hưởng nước mặn nghiêm trọng.
Bến Tre có hơn 70% diện tích lúa bị ảnh hưởng nước mặn, Kiên Giang và Cà Mau bị
ảnh hưởng mặn từ cuối năm 2015, khiến 85.000 ha lúa bị thiệt hại.
"Trong 139.000 ha lúa bị thiệt hại từ cuối năm 2015 đến
nay, có 86.000 thiệt hại trên 70% năng suất, 43.000 ha thiệt hại 30-70%, 9.800
ha thiệt hại 30%... Tại tỉnh Bến Tre, nhiều khách sạn, trường học, bệnh viện
thiếu nước ngọt", Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát báo cáo.
Thiên
tai nghiêm trọng
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, miền Tây đang bị thiên
tai nghiêm trọng, toàn bộ hệ thống chính trị ở các tỉnh, thành phải vào cuộc để
giúp dân phòng, chống hạn và xâm nhập mặn. Mặn đã ảnh hưởng đến một số khu vực
sử dụng nước mặt, nhất là các vùng chưa được cấp nước tập trung ở các khu vực
cửa sông, ven biển như: Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Hậu Giang, Long
An, Tiền Giang, Bạc Liêu.
Bản đồ hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn ở miền Tây.
Ảnh:
Việt
Tường. |
"Hiện, 155.000 gia đình ở miền Tây với khoảng 575.000
người bị thiếu nước. Trong đó có 144.000 hộ chưa được cấp nước tập trung và
11.000 hộ được cấp nước tập trung. Đặc biệt, toàn tỉnh Bến Tre hiện chỉ còn 4 xã
ở huyện Chợ Lách là nước sinh hoạt chưa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn", báo cáo của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển thông thôn xác định.
Nhận định trước được thiên tai có thể xảy ra, từ tháng
10/2015, Chính phủ đã có hội nghị trực tuyến với nhiều bộ, ngành và UBND các
tỉnh, thành phố để ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn năm 2015-2016. Một tháng trước,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04 về việc thực hiện các biện pháp cấp
bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Sau đó là quyết định hỗ trợ kinh phí
cho các địa phương để triển khai các giải pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả
hạn hán, xâm nhập mặn.
Hiện, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các tổ chức quốc tế
để rà soát các công trình thủy lợi; củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến
Kiên Giang và kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long để đưa ra các công trình ưu tiên
đầu tư giai đoạn trước mắt và trung hạn 2016-2020.
Nguồn: zing.vn
Dòng chảy thượng nguồn sông Mekong thiếu hụt, mực nước
thấp nhất trong 90 năm qua khiến mặn xâm nhập mặn chưa từng thấy trong lịch sử,
hàng trăm nghìn người thiếu nước ngọt.
Sáng 7/3, tại TP Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn
Dũng làm việc với lãnh đạo và ngành nông nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long
về công tác phòng, chống xâm nhập mặn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo hội nghị phòng, chống xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Việt Tường. |
Báo cáo của Bộ trưởng NN&PTNT Cao Đức Phát cho thấy,
từ cuối năm 2014, El Nino đã ảnh hưởng đến Việt Nam, làm cho nền nhiệt tăng cao,
thiếu hụt lượng mưa. Đây được cho là nguyên nhân gây ra hạn hán, xâm nhập mặn,
gây thiệt hại nặng nề và tiếp tục đe dọa đến sản xuất nông nghiệp và đời sống
nhân dân.
Các khu vực ảnh hưởng nặng nhất là đồng bằng sông Cửu
Long, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Theo dự báo, El Nino tiếp tục ảnh
hưởng và kéo dài đến giữa năm 2016, trở thành El Nino dài nhất tại Việt
Nam.
"Trong thời gian còn lại của mùa khô, ở đồng bằng sông
Cửu Long có nền nhiệt cao hơn trung bình nhiều năm, từ 0,5-1,5 độ C, cao nhất
đạt 33-37 độ C. Mùa mưa đến muộn, lượng mưa thiếu hụt so với trung bình nhiều
năm từ 30-60%, dòng chảy hệ thống sông thiếu hụt từ 30-50%", ông Cao Đức Phát
nói.
Mặn
xuất hiện sớm chưa từng thấy trong lịch sử
Theo Bộ NN&PTNT, mùa mưa 2015 đến muộn và kết thúc
sớm, dòng chảy thượng nguồn sông Mekong bị thiếu hụt, mực nước thấp nhất trong
vòng 90 năm qua. Từ đó, xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm so với cùng kỳ nhiều năm
gần 2 tháng và được cho là chưa từng thấy trong lịch sử quan trắc xâm nhập
mặn.
Bộ trưởng Cao Đức Phát báo cáo về tình hình xâm nhập mặn. Ảnh: Việt Tường. |
Đến ngày 6/3, khu vực sông Vàm Cỏ có độ mặn lớn nhất từ
8,1-20,3 g/l, cao hơn từ 5,9-6,2 g/l so với trung bình nhiều năm. Phạm vi xâm
nhập mặn vào đất liền của độ mặn 4 g/l lớn nhất từ 90-93 km, sâu hơn trung bình
nhiều năm từ 10-15 km.
Tại khu vực các cửa sông Tiền, sông Hậu và ven Biển Tây
(trên sông Cái Lớn), độ mặn lớn nhất lần lượt là 14,6-31,5 g/l, 16,5-20,5 g/l và
11-23,8 g/l. Độ mặn này được cho là cao hơn so với lớn nhất cùng kỳ trong lịch
sử từ 2,1-6,4 g/l. Các khu vực này, độ mặn 4 g/l đã lấn sâu vào các sông từ
45-65 km, sâu hơn trung bình nhiều năm từ 5-25 km.
Đến thời điểm này, 11 tỉnh ở miền Tây bị ảnh hưởng xâm
nhập mặn. Trong đó, 9 tỉnh là Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang bị ảnh hưởng nước mặn nghiêm trọng.
Bến Tre có hơn 70% diện tích lúa bị ảnh hưởng nước mặn, Kiên Giang và Cà Mau bị
ảnh hưởng mặn từ cuối năm 2015, khiến 85.000 ha lúa bị thiệt hại.
"Trong 139.000 ha lúa bị thiệt hại từ cuối năm 2015 đến
nay, có 86.000 thiệt hại trên 70% năng suất, 43.000 ha thiệt hại 30-70%, 9.800
ha thiệt hại 30%... Tại tỉnh Bến Tre, nhiều khách sạn, trường học, bệnh viện
thiếu nước ngọt", Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát báo cáo.
Thiên
tai nghiêm trọng
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho rằng, miền Tây đang bị thiên
tai nghiêm trọng, toàn bộ hệ thống chính trị ở các tỉnh, thành phải vào cuộc để
giúp dân phòng, chống hạn và xâm nhập mặn. Mặn đã ảnh hưởng đến một số khu vực
sử dụng nước mặt, nhất là các vùng chưa được cấp nước tập trung ở các khu vực
cửa sông, ven biển như: Cà Mau, Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Hậu Giang, Long
An, Tiền Giang, Bạc Liêu.
Bản đồ hiện trạng và dự báo xâm nhập mặn ở miền Tây.
Ảnh:
Việt
Tường. |
"Hiện, 155.000 gia đình ở miền Tây với khoảng 575.000
người bị thiếu nước. Trong đó có 144.000 hộ chưa được cấp nước tập trung và
11.000 hộ được cấp nước tập trung. Đặc biệt, toàn tỉnh Bến Tre hiện chỉ còn 4 xã
ở huyện Chợ Lách là nước sinh hoạt chưa bị ảnh hưởng xâm nhập mặn", báo cáo của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển thông thôn xác định.
Nhận định trước được thiên tai có thể xảy ra, từ tháng
10/2015, Chính phủ đã có hội nghị trực tuyến với nhiều bộ, ngành và UBND các
tỉnh, thành phố để ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn năm 2015-2016. Một tháng trước,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 04 về việc thực hiện các biện pháp cấp
bách phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn. Sau đó là quyết định hỗ trợ kinh phí
cho các địa phương để triển khai các giải pháp phòng, chống, khắc phục hậu quả
hạn hán, xâm nhập mặn.
Hiện, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các tổ chức quốc tế
để rà soát các công trình thủy lợi; củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến
Kiên Giang và kế hoạch đồng bằng sông Cửu Long để đưa ra các công trình ưu tiên
đầu tư giai đoạn trước mắt và trung hạn 2016-2020.
Nguồn: zing.vn