Hiện nay, thiếu nước sinh hoạt đang là một vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng với người dân trên nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nhiều nơi, người dân không còn cách nào khác mà đành phải sử dụng cả nước ao hồ, sông suối và nước nhiễm bẩn về dùng mặc dù biết nó không tốt cho sức khỏe.
Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, VPS technologies xin hướng dẫn kỹ thuật xây dựng bể lọc nước đơn giản với nguyên liệu chính là Than hoạt tính.
Đây là dạng bể lọc nước đơn giản mà bất cứ gia đình nào cũng có thể tự làm được với các nguyên liệu có thể mua ở bất cứ cửa hàng nào và chi phí bỏ ra chỉ từ vài trăm ngàn đồng.
Cấu trúc bể lọc nước làm bằng than hoạt tính được thể hiện chi tiết tại hình dưới:
Tùy theo điều kiện ở từng gia đình mà xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Điều quan trọng là bạn chỉ cần lắp đặt đúng theo sơ đồ chỉ dẫn là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt trong lành và đảm bảo là nước tinh khiết.
Từ nguồn nước muốn lọc, bạn cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ – khỏi làm sói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các bạn nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 5 li (0,5 cm) dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn.
Ngoài ra, một điều các bạn cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,… đều nên được rửa sạch trước.
Tùy theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3-6 tháng, các bạn phải lọc bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên. tất cả lớp phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài. làm lại một hai lần để nước sạch hoàn toàn. Ngoài ra, nếu tình trạng nước nhiễm bẩn, nhiễm phèn quá nặng, các bạn nên thay lớp cát trên cùng sau vài tháng sử dụng. Lưu ý: khi thay cát, nhớ nạo từ từ, đừng để ảnh hướng đến lớp than hoạt tính phía dưới (vì nó còn được sử dụng lâu dài). Sau 9 tháng đến 1 năm, bạn nên thay toàn bộ cát và than hoạt tính.
Bể lọc nước làm bằng than hoạt tính là dạng bể lọc nước đơn giản mà bất cứ gia đình nào cũng có thể tự làm được với các nguyên liệu có thể mua ở bất cứ cửa hàng nào và chi phí bỏ ra chỉ từ vài trăm ngàn đồng.
Hiện nay, thiếu nước sinh hoạt đang là một vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng với người dân trên nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Ở nhiều nơi, người dân không còn cách nào khác mà đành phải sử dụng cả nước ao hồ, sông suối và nước nhiễm bẩn về dùng mặc dù biết nó không tốt cho sức khỏe.
Nhằm góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, phòng chống bệnh tật, VPS technologies xin hướng dẫn kỹ thuật xây dựng bể lọc nước đơn giản với nguyên liệu chính là Than hoạt tính.
Đây là dạng bể lọc nước đơn giản mà bất cứ gia đình nào cũng có thể tự làm được với các nguyên liệu có thể mua ở bất cứ cửa hàng nào và chi phí bỏ ra chỉ từ vài trăm ngàn đồng.
Cấu trúc bể lọc nước làm bằng than hoạt tính được thể hiện chi tiết tại hình dưới:
Tùy theo điều kiện ở từng gia đình mà xây dựng bể lớn, nhỏ khác nhau. Điều quan trọng là bạn chỉ cần lắp đặt đúng theo sơ đồ chỉ dẫn là bạn đã có được một nguồn nước sinh hoạt trong lành và đảm bảo là nước tinh khiết.
Từ nguồn nước muốn lọc, bạn cho nước đi qua vòi sen để tạo mưa (hạt nhỏ – khỏi làm sói mòn lớp cát trên cùng). Qua lớp cát trên cùng, nước đã được lọc sơ các loại bụi bẩn, sinh vật, phèn. Nước sẽ thấm qua lớp than hoạt tính. Lớp than hoạt tính này có tác dụng hấp phụ các chất độc hại, các loại vi sinh vật nguy hiểm và trung hòa các khoáng chất khó hoàn tan trong nước. Qua lớp than hoạt tính, nước tiếp tục thấm qua lớp cát lớn, lớp sỏi nhỏ và lớp sỏi lớn nhất để đi ra bể chứa nước sạch.
Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các bạn nên sử dụng ống nước bằng nhựa, có khoan lỗ đường kính khoảng 5 li (0,5 cm) dọc thân ống, còn đầu ống phía trong được bịt lại. Như vậy, nước sẽ thấm qua các lỗ nhỏ rải đều trên ống chứ không chảy trực tiếp vào đầu ống. Điều này sẽ tránh ống bị nghẹt và lượng nước vào ống đều hơn.
Ngoài ra, một điều các bạn cần chú ý là tất cả vật liệu cho vào bể nước (ngoại trừ than hoạt tính) như cát, sỏi,… đều nên được rửa sạch trước.
Tùy theo điều kiện thực tế và tình trạng nguồn nước, cứ 3-6 tháng, các
bạn phải lọc bỏ lớp phèn đóng trên bề mặt lớp cát trên cùng bằng cách: khuấy đều
lớp nước mặt (để nước khoảng 2-3 cm), rồi mở van xả phèn phía trên. tất cả lớp
phèn đọng sẽ bị trôi ra ngoài. làm lại một hai lần để nước
sạch hoàn toàn. Ngoài ra, nếu tình trạng nước nhiễm bẩn, nhiễm phèn quá nặng,
các bạn nên thay lớp cát trên cùng sau vài tháng sử dụng. Lưu ý: khi thay cát,
nhớ nạo từ từ, đừng để ảnh hướng đến lớp than hoạt tính phía dưới (vì nó còn
được sử dụng lâu dài). Sau 9 tháng đến 1 năm, bạn nên thay toàn bộ cát và than
hoạt tính.